Căn bếp được xem là trái tim của ngôi nhà, là nơi giữ lửa hạnh phúc gia đình. Vì vậy, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trong việc thiết kế nhà bếp sao cho đảm bảo tiện nghi và đạt tính thẩm mỹ cao nhất. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn các mẫu thiết kế nhà bếp đẹp, hiện đại nằm trong một trong những dự án nổi bật nhất tại Chí Hào Decor.
Các phong cách thiết kế nội thất bếp nhỏ đơn giản đẹp
Để sở hữu một không gian bếp đẹp, bạn có thể lựa chọn thiết kế theo nhiều phong cách khác nhau. Dưới đây là một số phong cách được sử dụng phổ biến:
Nội thất nhà bếp phong cách hiện đại
Phong cách hiện đại là kết quả của thành tựu lớn của kiến trúc nội thất hiện đại. Năm 1851 là thời điểm đánh dấu kiến trúc hiện đại đầu tiên ra đời đó là Cung Thủy Tinh (Crystal Palace) được đặt tại Hyde Park, Anh. Điểm nổi bật của phong cách này đó là sự lược bỏ những chi tiết không cần thiết, tổ chức không gian theo hướng tự do, phi đối xứng và chất liệu sử dụng chủ yếu là: bê tông, kính thép thay cho những vật liệu xưa cũ, cổ điển.

Đồng thời, tại phong cách hiện đại, bạn sẽ thấy những món đồ nội thất đa năng, thông minh như: bàn ghế ăn gấp, tủ bếp nhiều ngăn, các loại thiết bị gia dụng hiện đại như tủ lạnh, lò vi sóng, lò nướng, máy hút mùi,…
Thiết kế nội thất nhà bếp nhỏ theo phong cách tân cổ điển
Phòng bếp phong cách tân cổ điển ưa chuộng những màu sắc tươi sáng, trung tính như: trắng, be, kem, vàng sáng kết hợp với màu gỗ tự nhiên của tủ bếp, bàn ăn làm điểm nhấn. Ngoài ra, gia chủ có thể phối thêm màu ánh kim, xanh navy, vàng ở các chi tiết trang trí giúp tôn lên vẻ đẹp sang trọng, quý phái cho không gian.

Thông thường, những mẫu nhà bếp phong cách tân cổ điển thường nổi bật nhờ đường chỉ phào nhẹ nhàng, mềm mại kết hợp với hoa văn chạm trổ tinh xảo mang tới nét đẹp nổi bật, ấn tượng. Ngoài ra, những món đồ như đèn chùm pha lê, khăn trải bàn họa tiết, thảm trải sàn lông cũng giúp phòng bếp tân cổ điển trở nên xa hoa và đẳng cấp hơn.
Nội thất nhà bếp nhỏ theo phong cách địa trung hải
Phong cách địa trung hải hay còn gọi là Mediterranean Style được ra đời lần đầu vào cuối thế kỷ 19 ở Mỹ và phát triển mạnh mẽ vào những năm 1920 – 1930. Phong cách này là sự kết hợp hoàn hảo giữa các phong cách như: Tây Ban Nha Colonial, Tây Ban Nha thời phục hưng, Ý thời phục hưng, Beaux-Arts, kiến trúc Gothic ở Venice.

Một số màu sắc chủ đạo của phong cách địa trung hải có thể kể đến như: màu xanh biển cả, màu xanh olive, màu đất nung, màu vàng nhạt, màu tím hoa oải hương, màu trắng của cát biển,…
Phong cách Địa Trung Hải là sự pha trộn giữa nội thất đồng quê giản dị nhưng không kém phần tiện nghi. Chúng thường sử dụng các phụ kiện trang trí như thảm sàn, đèn treo trần với màu sắc rực rỡ. Các chất liệu được chú trọng sử dụng như đá cẩm thạch, gạch mosaic, sắt, gốm sứ, gỗ tự nhiên, tre, nứa tạo cảm giác mộc mạc, gần gũi.
Thiết kế nhà bếp nhỏ theo phong cách Retro
Phong cách Retro được ra đời vào những năm 50-70 vào thế kỷ 20. Phong cách này có nguồn gốc từ Bắc Âu và là sự pha trộn giữa nét phóng khoáng hiện đại pha chút cổ điển. Đồ nội thất nhà bếp theo phong cách này thường hướng đến quá khứ và sự đơn giản.

Đồ nội thất trong phong cách retro thường có hình khối trơn, nhẵn mịn, ít họa tiết. Từ đó, đem đến vẻ đẹp hoài cổ, không hề xa hoa mà vô cùng gần gũi, mộc mạc. Những gam màu nóng vẫn được sử dụng trong phong cách Retro khá tinh tế, tạo sự nổi bật vừa đủ khắc họa rõ nét phong cách sống thời xưa, hoài niệm về quá khứ.
Thiết kế nhà bếp nhỏ theo phong cách Vintage

Phong cách Vintage chịu ảnh hưởng từ Liên Xô cũ và các quốc gia phương Tây với màu sắc nổi bật thường là những màu cũ kỹ, trầm ấm tạo cảm giác tĩnh lặng, có phần u buồn. Nội thất được sử dụng phổ biến trong nhà bếp phong cách Vintage đó là những chiếc tủ bếp bằng gỗ cũ, chiếc đèn trần cổ, bàn ăn tối giản có độ bền cao. Tất cả mang tới cảm giác hoài niệm, cổ xưa.
Tại sao nên thiết kế nội thất cho căn bếp?
Ngày nay, nhà không còn chỉ là nơi trú mưa nắng mà còn là nơi thể hiện gu thẩm mỹ của gia chủ. Vì vậy, nhu cầu thiết kế nội thất nhà bếp ngày càng tăng. Đặc biệt là khi còn người luôn chú trọng bữa cơm gia đình thì căn bếp càng được xem là “trái tim” của gia đình.
Chính vì vậy, bạn nên thuê dịch vụ chuyên nghiệp để được tư vấn bởi đội ngũ kiến trúc sư có chuyên môn. Từ đó, không gian của bạn sẽ được tận dụng triệt để nhằm tối ưu và mang lại sự tiện nghi tối đa cho người dùng.
Ngoài ra, những lợi ích khi thiết kế nội thất nhà bếp như sau:
- Đảm bảo phong cách thiết kế thống nhất, hài hòa với các không gian khác.
- Thiết kế nội thất phòng bếp đảm bảo yếu tố phong thủy.
- Đảm bảo vệ sinh và tiện ích cần có của gian bếp
- Giảm thiểu tiếng ồn và mùi dầu mỡ ảnh hưởng tới không gian sinh hoạt xung quanh.
Những lưu ý khi thiết kế phòng bếp
Dù bạn tự làm hay thuê đơn vị ngoài thì trong quá trình thiết kế nhà bếp bạn cũng chú ý một số vấn đề sau:
Đảm bảo nguyên tắc tam giác vàng khi thiết kế nhà bếp
Tam giác vàng được hình thành từ 3 điểm quan trọng thường xuyên sử dụng trong khu bếp bao gồm: bếp nấu, tủ lạnh, bồn rửa. 3 điểm này cần được thiết kế tại 3 điểm khi nối chúng tạo thành một tam giác mà tổng các cạnh nằm trong khoảng 3,6m – 8m. Trong đó, mỗi cạnh của tam giác cần có độ dài trong khoảng 1,2m – 2,7m.

Bố trí những thiết bị gia dụng trong phòng bếp hợp lý
Việc bố trí đồ dùng gia dụng trong phòng bếp hợp lý giúp không gian bếp trở nên gọn gàng, khoa học hơn. Từ đó, đảm bảo thao tác nấu nướng nhanh chóng. Theo đó, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:
- Khoảng cách giữa 2 bếp nấu là 30cm để tay cầm không chạm nhau khi nấu nướng.
- Bếp nấu cách chậu rửa ít nhất 60cm.
- Không bố trí bếp gần cửa sổ hoặc gần những vật dụng lớn.
- Đặt máy rửa bát ở gần chậu rửa để tiện sử dụng.
- Có thể đặt chậu rửa dưới cửa sổ để lấy ánh sáng và tiện sử dụng nhất.
- Bố trí quạt hút gió ở trên tường bên ngoài cao hơn mặt bếp tối thiểu 75cm sẽ tránh việc ám mùi khi nấu nướng.
- Đảm bảo ổ điện cách mặt bếp tối thiểu 15cm.
Tận dụng tối đa không gian trống
Theo đó, bạn cần tận dụng mọi ngóc ngách của căn bếp để tăng diện tích lưu trữ và đảm bảo sự gọn gàng. Ví dụ như bạn dùng tủ cao sát trần nhà, các ngăn kéo tủ cần thiết kế sâu và sát tường để tăng không gian lưu trữ đồ đạc
Chú ý đến ánh sáng trong phòng bếp
Không gian bếp sẽ trở nên thoáng sáng, rộng rãi hơn nếu bạn thiết kế chúng gần cửa sổ hoặc hệ thống cửa kính chắc chắn. Ngoài ra, bạn cũng có thể lắp đặt thêm hệ thống đèn điện để tạo ánh sáng sinh hoạt vào buổi tối. Tốt nhất, hãy lắp đặt hệ thống chiếu sáng vào trước mặt người nấu, dưới tủ bếp để thuận tiện sinh hoạt nhất.

Đảm bảo đủ năng lượng điện trong phòng bếp
Bạn nên lắp đặt thêm ổ điện cắm dự phòng cho bếp để khắc phục tình trạng phải mua thêm thiết bị mới hay lắp đặt thêm ổ điện cho quá trình sử dụng. Chú ý, không lắp đặt ổ điện gần chậu rửa sẽ khiến cho ổ bị chập cháy rất nguy hiểm.
Chất liệu bàn bếp dễ vệ sinh
Bàn bếp không nên làm quá nhỏ hoặc quá lớn, hãy thiết kế chúng sao cho vừa vặn với diện tích và nhu cầu sử dụng của bạn. Bên cạnh đó, hãy lựa chọn một chất liệu vệ sinh dễ dàng cho bàn bếp, ví dụ như mặt đá hoặc inox.
Tìm hiểu thêm: 90+ Mẫu thiết kế nhà phố 3 tầng mái bằng và mái thái!
Lưu tâm tới vấn đề an toàn và đảm bảo vệ sinh của phòng bếp
Phòng bếp là nơi dễ xảy ra hỏa hoạn do quá trình nấu nướng cần sử dụng đến lửa. Chính vì vậy, bất kỳ gia đình nào cũng cần chú ý đến những vấn đề sau:
- Chiều cao trần tối thiểu 3m để không gian thoát mùi tốt.
- Không nên chọn trần thạch cao bởi bụi khói dễ bám vào, rất khó vệ sinh.
- Lựa chọn loại bàn đá mài tròn cạnh để đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ.
- Hạn chế sử dụng chất liệu kính cho tủ bếp. Ngoài ra, tủ nên có thiết kế nhỏ gọn, treo song song với bồn rửa là tối ưu nhất.
Chất liệu đồ nội thất phòng bếp
Một trong những chất liệu được ưa chuộng nhất hiện nay đó là gỗ tự nhiên hoặc gỗ công nghiệp. Trong đó, với những gia đình có ngân sách vừa phải, họ sẽ lựa chọn chất liệu gỗ công nghiệp bởi mẫu mã đa dạng, độ bền tương đối, thiết kế hiện đại, phù hợp với khả năng kinh tế của nhiều gia đình.

Ngoài ra, bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng tủ bếp nhôm kính để tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo công năng sử dụng nhé.
Ưu tiên sử dụng tủ bếp thông minh
Tủ bếp thông minh là giải pháp hiệu quả cho căn bếp có diện tích nhỏ bởi chúng tích hợp nhiều phụ kiện thông minh với hệ thống ngăn kéo lớn giúp gia tăng không gian lưu trữ và đảm bảo thuận tiện khi nấu nướng.
Theo đó, có một số mẫu tủ bếp thông minh cho bạn lựa chọn như:
- Tủ bếp thông minh mở: Có nhiều ngăn, diện tích lớn, tăng không gian lưu trữ, tạo sự thông thoáng cho phòng bếp.
- Tủ bếp thông minh kịch trần: Phù hợp với bếp nhỏ, tiết kiệm thời gian lau dọn tủ bếp, cho phép bảo quản đồ đạc dễ dàng.
- Tủ bếp thông minh âm tường: Tính thẩm mỹ cao, tiết kiệm không gian hiệu quả, tận dụng tối đa khoảng trống trong bếp.
Mẫu thiết kế nội thất nhà bếp ấn tượng vạn người mê
Sau đây là gợi ý một số mẫu thiết kế nội thất cho nhà bếp đẹp được thực hiện bởi Chí Hào Decor:
Thiết kế nhà bếp diện tích 10m2 với tủ bếp chữ L
Tủ bếp chính là nội thất chính được xem là “linh hồn” của phòng bếp. Theo đó, dáng bếp chữ L sẽ là sự lựa chọn “quốc dân” của nhiều gia đình, đặc biệt là không gian có diện tích nhỏ. Tủ bếp chữ L giúp tận dụng mọi không gian phòng bếp, dù là những căn bếp hẹp ngang. Thêm vào đó, lưu trữ đồ dùng vẫn đảm bảo rộng rãi, thông thoáng hơn.

Mẫu tủ bếp trên dành cho những gia đình có khoảng 3-4 thanh viên với chất liệu gỗ nhám tạo điểm nhấn ấn tượng. Hệ đèn trần vừa có tác dụng trang trí, vừa cấp ánh sáng vừa đủ cho toàn bộ không gian giúp tạo cảm giác ấm cúng, gần gũi. Việc sử dụng những gam màu trung tính sẽ giúp không gian phòng bếp trở nên hiện đại và sạch sẽ hơn.
Thiết kế nội thất nhà bếp 15m2 có tủ bếp chữ U
Tủ bếp chữ U có thể áp dụng cho những căn bếp rộng rãi mang tới không gian lưu trữ rộng rãi. Theo đó 2 cạnh song song tạo nên 3 điểm tam giác theo tỷ lệ vàng, kết hợp với bàn đảo độc lập, chỉ cần thu hẹp khoảng cách 3 điểm là sẽ có được không gian hoàn hảo. Một phần của chữ U bạn có thể tận dụng làm quầy bar hoặc bàn đảo đều được để tiết kiệm diện tích.
Mẫu nhà bếp dưới đây sử dụng hệ tủ chữ U bằng gỗ công nghiệp lõi MDF chống ẩm phủ sơn trung tính. Từ đó, tạo nên một không gian bếp hiện đại, trẻ trung mà không kém phần bền bỉ. Đặc biệt, hệ tủ bếp được thiết kế kịch trần giúp tối ưu không gian về chiều dọc nên bạn vẫn dư ra những khoảng trống nhất định để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của mình.
Bố trí nội thất phòng bếp 12m2 với tủ bếp chữ I
Tủ bếp chữ I được thiết kế dạng thẳng, dựa vào tường giúp tận dụng chiều dài bếp và tiết kiệm không gian. Nhờ vậy, chúng khá phù hợp với những nhà bếp có diện tích nhỏ và đảm bảo sinh hoạt thoải mái, tiện nghi. Đặc biệt, khi sử dụng những gam màu sáng sẽ giúp cho không gian trở nên thoáng sáng và rộng rãi hơn rất nhiều.

Mẫu thiết kế trên dành cho gia đình sinh sống tại chung cư khoảng 3-4 người với màu sắc hiện đại, trẻ trung. Kiểu tủ bếp chữ I đảm bảo chậu rửa, bếp nấu, tủ lạnh trên cùng đường thẳng giúp người dùng thoải mái nấu nướng. Đối diện là một chiếc bàn ăn nhỏ kết hợp trang trí đèn thả, tranh treo tường, lọ hoa mang đến nét sinh động cho không gian nấu nướng.
Nội thất nhà bếp 20m2 có tủ bếp song song
Tủ bếp song song khá phù hợp với những không gian bếp có chiều rộng lớn và chiều sâu hẹp sẽ giúp đáp ứng tốt nhất nhu cầu của các bà nội trợ. Với tủ bếp song song, một bên sẽ được bố trí bếp nấu và bên còn lại được bố trí chậu rửa hoặc tủ lạnh. Tuy nhiên, kiểu tủ bếp này chỉ phù hợp với những người nội trợ thực hiện công việc nấu nướng có thể di chuyển linh hoạt.

Không gian phòng bếp sang trọng hiện đại với phần tường được ốp đá cao cấp giúp tăng tuổi thọ và tính thẩm mỹ cho không gian. Việc bố trí thêm kệ treo tường nhiều ngăn giúp gia chủ có thể lưu trữ đồ đạc và bày biện thêm một số đồ trang trí. Với kiểu thiết kế này, bạn có thể sử dụng thêm các chậu cây, lọ hoa sẽ giúp không gian thêm phần sinh động.
Thiết kế nội thất phòng bếp 25m2 với tủ bếp chữ G
Tủ bếp chữ G là một biến thể của bếp chữ U với phần đảo bếp được nối liền với phần tủ tạo thành hình chữ G. Với kiểu thiết kế này, các chị em nội trợ có thể hoàn toàn tập trung nấu nướng nhờ việc bố trí gói gọn mọi chức năng trong một không gian nhất định. Hoàn toàn không có góc chết và đem lại sự liền mạch chính là ưu điểm của kiểu tủ bếp này.

Bảng giá thi công nội thất nhà bếp tại Chí Hào Decor
Dưới đây là bảng báo giá thi công nội thất nhà bếp chi tiết tại Chí Hào Decor cho bạn tham khảo:
STT | Sản phẩm | Chất liệu | ĐVT | SL | Đơn giá | Thành tiền |
1 | Tủ bếp kịch trần | Gỗ MDF chống ẩm An Cường (Kèm phụ kiện Cariny) | md | 1 | 1.790.000 | 1.790.000 |
2 | Tủ bếp trên | Gỗ MDF chống ẩm An Cường (Kèm phụ kiện Cariny) | md | 1 | 2.300.000 | 2.300.000 |
3 | Tủ bếp dưới | Gỗ MDF chống ẩm An Cường (Kèm phụ kiện Cariny) | md | 1 | 2.600.000 | 2.600.000 |
4 | Đá bàn bếp | Đá hoa cương (Đã bao gồm vận chuyển, lắp đặt) | md | 2,4 | 1.500.000 | 3.600.000 |
5 | Bộ bàn ăn 4 ghế | Mặt bàn: Gỗ MDF chống ẩm
Chân gỗ sồi |
Bộ | 1 | 6.300.000 | 6.300.000 |
Bàn đảo bếp | Đá cẩm thạch | Chiếc | 1 | Liên hệ | Liên hệ |
* Lưu ý: Bảng giá trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để được báo giá chi tiết, mời bạn liên hệ công ty thiết kế nội thất của chúng tôi qua hotline: 081.8212.226.
Trên đây là gợi ý một số mẫu thiết kế nội thất nhà bếp đẹp được nhiều người ưa chuộng. Hy vọng rằng, bài viết trên đã cung cấp cho bạn những ý tưởng sáng tạo hay giúp không gian phòng bếp trở nên hiện đại và tiện nghi nhất.