Thiết kế nhà phố

Nhà phố hay nhà ống, nhà liên kế là loại nhà sở hữu mặt tiền hẹp và chiều dài khiêm tốn, thường được xây sát nhau với chỉ 1 hoặc 2 mặt tiếp giáp với đường giao thông. Nhà phố trong kiến trúc xây dựng là loại hình nhà ở hay xuất hiện tại các thành phố lớn, những nơi tập trung dân cư đông đúc.

Thiết kế nhà phố dùng gạch đạo ngược để hút gió

Nhằm tạo sự thông thoáng nhưng vẫn kín đáo, gạch 4 lỗ được xoay dọc thay vì đặt ngang, hướng mặt lỗ ra ngoài để hút gió.

Ngôi nhà phố ba tầng diện tích 6×20 m ở phía tây TP HCM nhìn từ bên ngoài là một khối kiến trúc đơn giản. Mong muốn của gia chủ trước khi xây là có không gian sống hướng tới thiên nhiên, đem lại cảm giác bình yên và thư thái mỗi khi trở về.

Ngay từ mặt tiền, ngôi nhà đã tạo ấn tượng đặc biệt với gạch ống nguyên bản 4 lỗ được xoay dọc thay vì đặt ngang, thò mặt lỗ ra ngoài đường. Lỗ gạch này có kích thước phù hợp, tránh người ngoài nhìn vào bên trong, hạn chế tiếng ồn nhưng gió vẫn được lưu thông, giá thành lại khá rẻ.

Hệ thống tre trúc phủ trước mặt tiền nhà ngoài tác dụng lọc ánh sáng trực tiếp từ mặt trời, điều hòa không khí, còn tạo điểm nhấn thị giác về sự mộc mạc và tính truyền thống.

Nội thất trong nhà có tông màu hòa quện giữa trắng, đen, tím và hồng. Không gian tầng trệt dành cho phòng khách, bếp ăn hoàn toàn mở, loại bỏ hết các bức tường ngăn cách, mang lại cho gia chủ cảm giác thoải mái, rộng rãi.

Điểm nhấn đặc biệt nhất của không gian này chính là hệ cầu thang 3 lớp gồm bậc thang ngăn kéo gỗ, bậc thang sắt và cuối cùng là thang bê tông màu phía trên cùng.

Hệ thang này khá đặc biệt khi lớp thang gỗ được nối dài để làm bệ đỡ cho ghế ngồi phòng khách. Lớp thang sắt được thiết kế theo dạng “cầu thang bay”, tức các bậc cầu thang nằm rời nhau, tạo điểm nhấn thị giác.

Trung chuyển giữa hai lớp thang ngăn kéo gỗ và thang sắt có một bậc bằng gỗ cùng màu với bàn ăn, được các kiến trúc sư sử dụng làm phần nối dài cho phần nội thất này. Việc chia màu sắc khác nhau cho các bậc thang nhằm tạo thêm sự sinh động, trẻ trung cho ngôi nhà vốn có bề ngoài thô mộc.

Tham khảo: Báo giá thi công nội thất khách sạn cao cấp trọn gói chi tiết

Ngay cạnh bếp có một khoảng xanh đến từ khu vườn nhỏ. Đây cũng là vị trí giếng trời của các tầng trên, nhằm đưa ánh sáng và gió tự nhiên vào trong nhà.

Mỗi đầu cầu thang được tích hợp với một kệ sách để biến chúng thành lan can, vừa tiết kiệm diện tích vừa tạo tính thẩm mỹ.

Hai giếng trời đảm bảo thông sáng, thông gió tự nhiên. Ánh sáng thiên nhiên từ trên cao luân chuyển vào bên trong nhà tạo cảm giác thông thoáng, nới rộng toàn bộ không gian.

Ngay phía dưới giếng trời ở tầng 2 là hệ thống phòng tập yoga, phòng xông hơi cùng một nhà vệ sinh nhỏ.

Phòng yoga được lát sàn gỗ, giếng trời phía trên cung cấp ánh sáng cũng như tạo sự đối lưu không khí. Căn phòng này còn được bố trí một bồn tắm nhỏ để gia chủ có thể thư giãn sau khi tập luyện xong.

Không gian đọc sách được bố trí với chiếc bàn bằng gỗ dài, nằm tại khu sinh hoạt chung, đối diện cầu thang lên tầng một. Trước bàn đọc sách là một giếng trời nhỏ, một nửa trồng cây xanh điều hòa không khí, một nửa để trống nhằm hút gió.

Kiến trúc sư cũng thay các bức tường bên hông giếng trời bằng gạch thông gió nhằm giúp thông gió chéo và tăng lượng ánh sáng lan tỏa khắp các không gian.

Phòng ngủ được xây dựng theo lối tối giản với tông màu đen, trắng, cùng hệ cửa lùa lớn để có thể nhìn ngắm trọn vẹn thiên nhiên bên ngoài.

Theo gia chủ, với kiểu thiết kế này, mỗi sáng thức dậy có thể nhìn thấy mảng cây xanh ngay từ giường ngủ. “Giống cảm giác như đi du lịch vậy”, chủ nhà chia sẻ.

Nhà vệ sinh được lót đá với phần tường hướng ra ngoài bằng gạch thông gió, tạo sự thông thoáng.

Bên ngoài ban công được trồng thêm trúc Nhật để đảm bảo sự riêng tư cho không gian.

Tầng ba được dành trọn làm sân thượng. Giếng trời sơn màu vàng sáng, tạo sự nổi bật, tràn đầy năng lượng.

Phần mái nhà phủ nhiều cây xanh có chức năng như một lớp đệm nhiệt, giúp làm mát không gian bên dưới.

Mẫu thiết kế nhà phố 5×20 m2 đơn giản, hiện đại

Để gia chủ chạm được vào thiên nhiên dù ở trong nhà, kiến trúc sư đã khoét rỗng phần lõi, tạo không gian cho hồ cá, cây xanh.

Căn nhà phố có diện tích 5×20 m2 ở quận Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh là nơi ở của gia đình 5 thành viên. Mong muốn của gia chủ là có không gian sống gần gũi thiên nhiên, tìm thấy sự tĩnh lặng, bình yên giữa phố xá đông đúc.

Để giải quyết nhược điểm của kiểu nhà phố như tối tăm và bí bách, nhóm kiến trúc sư đã chia ngôi nhà thành ba phần: trước, giữa và sau. Khoảng giữa được coi như lõi của nhà, kết hợp giữa khoảng thông tầng với giếng trời cùng hệ thống cây xanh, tạo ra không gian đối lưu, điều hòa không khí

Ngay từ cổng đi vào, nhằm ngăn cách giữa nơi để xe ồn ào nhiều khói bụi với không gian sinh hoạt bên trong, một bức vách bằng gạch nung được dựng lên. Bức vách có tác dụng như một tấm rèm che chắn cho không gian tầng trệt.

Bên trong lớp gạch nung còn có thêm một lớp kính để dễ dàng kiểm soát gió cũng như tầm quan sát.

Giữa tầng trệt là khu vực tiếp khách nhanh, phía trong gồm không gian giặt sấy và giếng trời nhỏ để đối lưu không khí.

Điểm nhấn đặc biệt của không gian này chính là hồ cá ở tầng trên. Thay vì làm hoàn toàn bằng bê tông, kiến trúc sư đã sử dụng kính cho một phần đáy hồ, mục đích là đưa ánh sáng tự nhiên xuống phòng khách tạm dưới tầng trệt. Cách bố trí này khiến không gian tầng trệt vừa nhiều ánh sáng, vừa có thể ngắm nhìn đàn cá tung tăng bơi lội… phía trên đầu.

Tầng một gồm phòng sinh hoạt chung, bếp ăn và một phòng ngủ nhỏ phía sau. Phân tách giữa hai khu vực này là hồ cá và hệ cây xanh, phía trên là giếng trời xuyên suốt từ tầng một đến tầng bốn. Đây chính là “lõi xanh” của ngôi nhà.

Vì tiếp nhận luồng gió từ mặt tiền, các cửa sổ đi vào, không khí tự đối lưu qua ô giếng trời được thiết kế hở cho gió có thể thoát ra theo nguyên lý chênh lệch áp suất. Bởi vậy, trong nhà luôn thoáng đãng, mát mẻ.

Xem thêm: Thi công biệt thự trọn gói tại HCM

Nhiều loại cây cỏ được bố trí bao quanh lõi xanh, vừa làm dịu ánh sáng từ trên cao chiếu xuống, vừa lọc không khí và bụi bẩn. Khu vực này đem lại sự tươi mới, tràn ngập sức sống cho những người sống bên trong.

Ưu điểm của giếng trời đặt giữa nhà là có thể tiếp cận được các không gian còn lại, mang hiệu quả về yếu tố giao thông và giao tiếp của các thành viên trong gia đình.

Ở tầng hai và tầng ba, phòng ngủ lớn được bố trí phía trước, phòng ngủ nhỏ đặt phía sau. Hai không gian này được nối với nhau bằng một hành lang dài với hệ cầu thang so le nhau.

Màu gỗ của nội thất kết hợp với sắc sơn trắng không chỉ giúp hút sáng tự nhiên, phản chiếu ánh sáng tốt hơn mà còn tạo cảm giác rộng rãi hơn cho các không gian.

Cây cối phát triển theo chiều thẳng đứng của lõi xanh. Ánh sáng và gió tự nhiên chiếu xuống khu vực này giúp cây cối trong nhà phát triển tốt tươi.

Hầu như đứng ở không gian nào trong nhà, gia chủ đều có thể chạm được vào thiên nhiên, thứ thường thiếu ở những ngôi nhà phố.

Ánh sáng tự nhiên được lấy thông qua giếng trời phân bổ đều từng tầng.

Thông qua hành lang, ánh sáng được dẫn đến các phòng riêng cùng khu vực sinh hoạt chung ở các tầng. Bởi vậy, khu vực nào trong nhà cũng tràn ngập ánh sáng.

Mái kính cho giếng trời là loại kính cách nhiệt hạn chế tia UV có hại chiếu vào nhà nhưng vẫn tận dụng được nguồn sáng tối đa.

Mái nhà sử dụng tấm chống nóng, có thể tự động đóng mở tùy theo điều kiện thời tiết.

Tầng bốn có một vườn cây ăn trái nhỏ để gia chủ thư giãn, cũng là nơi gia đình thường xuyên tổ chức ăn uống mỗi khi có khách.

Tại khu vực này, kiến trúc sư đã sử dụng cây xanh, sàn gỗ chống thấm nhằm chống nóng cho tầng dưới, tránh hiện tượng co ngót do nhiệt độ của bê tông. Toàn bộ hệ thống tưới cây tự động giúp tiết kiệm thời gian, công sức cho gia chủ.

Bản vẽ thiết kế công trình.
Bản vẽ thiết kế công trình.

Hy vọng với những chia sẻ này, bạn đọc đã có thêm những kiến thức hữu ích về các đặc điểm của mẫu thiết kế cũng như kinh nghiệm thiết kế thi công hiệu quả. Từ đó có thể cân nhắc và lựa chọn được sản phẩm thiết kế phù hợp nhất với nhu cầu của bản thân.